Đau dạ dày là
một trong những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kì phổ biến. Càng
ngày với cuộc sống nhanh hơn, vội vã hơn, con người ngày càng chịu những tác
động, tổn thương đến cơ thể và các cơ quan tiêu hóa. Cùng bài viết tìm hiểu về
nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa tình trạng đau bao tử.
Đau dạ dày là gì?
Dạ dày còn gọi
được gọi với cái tên khác là bao tử - đây là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu
hóa của cơ thể con người, một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Dạ dày có chức năng
quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, dạ dày con tiết thêm
enzyme để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và bảo vệ dạ dày khỏi các
vi sinh vật gây hại.
Dạ dày có cấu
tạo hình chữ J, được nối với thực quản phía trên và thông với tá tràng ở phía
dưới. Đây là một cơ quan có liên hệ mật thiết với những cơ quan khác như tuyến
tụy, lá lách, gan,... Một dạ dày có cấu tạo bình thường có thể chứa từ 1-1,5
lít dung lượng đồ ăn mà con người nạp vào cơ thể sau mỗi lần ăn.
Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về đường tiêu hóa: Hơn 70% bệnh nhân đến khám hệ tiêu hóa đều mặc bệnh đau dạ dày. Thức chất đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân tác động, đặc biệt là chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của con người.
Ở những giai
đoạn đầu của bệnh đau dạ dày, khi con đau xuất hiện với tần suất ít và con
người có thể chịu đựng được, họ thường chủ quan và không quá để ý đến những cơn
đau này. Đây là nguyên nhân chính khiến cho niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn
và biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của họ sau
này.
Nguyên
nhân đau dạ dày
Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày, điển hình là các nguyên nhân sau đây:
·
Nguyên nhân đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP ( H.pylori ): Vi khuẩn
HP xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua con đường ăn uống, đây là loại vi khuẩn duy
nhất có thể sống sót trong môi trường có lượng axit đậm đặc của bao tử. Chúng
sinh sống và tiết độc tố gây viêm nhiễm và làm teo thành niêm mạc dạ dày.
·
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày do ăn uống không lành mạnh: Ăn quá
nhiều, quá nhanh, ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc bỏ qua bữa ăn,... là
nguyên nhân chính gây nên những cơn đau dạ dày. Những thói quen xấu này
khiến dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ gây nên những cơn
đau kéo dài.
·
Nguyên nhân bệnh đau dạ dày do stress, áp lực kéo dài: Khi căng
thẳng kéo dài dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị hơn, gây ra tình trạng co thắt,
kích thích bệnh tiến triển nhiều hơn.
·
Bị đau dạ dày do uống quá nhiều bia, rượu: Rượu bia được xem như
là đối thủ không đội trời chung với dạ dày. Những chất cồn có trong rượu bia sẽ
phá hủy niêm mạc dạ dày khiến cho tình trạng bệnh nguy cấp hơn.
·
Nguyên nhân đau dạ dày do sử dụng chất kích thích: Thuốc là
không chỉ gây hại cho phổi mà còn khiến cho dạ dày của bạn phải gánh chịu những
hậu quả nặng nề. Trong thuốc là có chứa độc tố nicotine - chất này sẽ sản
sinh ra pepsin và axit clohidric. Đây là hai chất có khả năng trực tiếp ăn mòn
niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành nên các biến chứng dạ dày ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của người bệnh.
Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên theo chuyên gia khuyến cáo, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh không được dùng sâm. Sâm (và các chế phẩm từ sâm) sẽ khiến vết thương khó lành, tăng chảy máu, gây đau tại chỗ, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày có uống được sâm không?
Không
ai có thể phủ nhận tác dụng của nhân sâm đối với sức khoẻ và trong việc điều
trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể dùng nhân
sâm với mong muốn bồi bổ sức khoẻ, điều trị khỏi bệnh.
Người
bệnh viêm loét dạ dày là đối tượng không nên sử dụng sâm. Nguyên nhân gây ra
chứng viêm loét dạ dày là do dịch vị axit tiết ra quá nhiều, gây viêm và hình
thành những vết loét. Từ đó, khí trong dạ dày bị trì trệ dẫn đến máu huyết bị
rối loạn đường đi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tại dạ dày, buồn nôn và máu
rỉ ra tại chỗ. Đặc tính của nhân sâm đó là giúp bổ khí. Khi người bệnh dạ dày
dùng nhân sâm, khí sẽ được sản sinh nhiều hơn, máu huyết hưng vượng dẫn đến
chảy máu tại chỗ nhiều hơn.
Người
bệnh dạ dày cần tránh dùng nhân sâm hoặc các sản phẩm được chế biến từ nhân sâm
như hồng sâm. Hồng sâm chính là sản phẩm được bào chế từ nhân sâm tươi. Thông
thường, người ta thường chế biến hồng sâm từ nhân sâm 6 tuổi. Mặc dù hồng sâm
được sấy khô, loại bỏ bớt nước nhưng vẫn còn giữ lại dược tính bồi bổ khí
huyết. Các chế phẩm hồng sâm trên thị trường hiện nay như cao hồng sâm, kẹo
hồng sâm, củ hồng sâm khô, mứt hồng sâm tẩm mật ong, nước hồng sâm, trà hồng
sâm, viên uống hồng sâm,… Tất cả các loại sản phẩm này đều không phù hợp với
người bệnh viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên
sử dụng nhân sâm.
Không
chỉ riêng người bệnh viêm loét dạ dày, một số trường hợp bệnh nhân sau đây cũng
không nên dùng sâm (nhân sâm, hồng sâm):
- Người
bị chướng bụng, rối loạn tiêu hoá;
- Bệnh
nhân mắc chứng viêm khớp phong thấp;
- Bệnh
nhân lupus ban đỏ;
- Người
bị bệnh lao, bị giãn phế quản;
- Người
mắc các chứng liên quan đến gan mật;
- Người
đang bị cảm cúm;
- Phụ
nữ đang mang thai;
- Người
bị xuất tinh sớm, di tinh.
Người
mắc bệnh huyết áp cần thận trọng về liều lượng khi dùng: Dùng nhân sâm ở liều
lượng cao sẽ giúp làm hạ huyết áp, dùng ở liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp.
Cần phải biết điều chỉnh lượng dùng để có thể giúp huyết áp ở mức ổn định.
Xem thêm tại đây: Đau dạ dày có uống được nhân sâm không? [triệu chứng, nguyên nhân]